1. Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang (thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị)
Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang là một ngôi tổ đình duy nhất của tỉnh Quảng Trị, sắc tứ có nghĩa là những ngôi chùa được vua chúa Nhà Nguyễn phong tặng. Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang là 1 trong 13 ngôi chùa được vua chúa Nhà Nguyễn phong tặng trên toàn quốc (theo Wikipedia). Sách Du lịch Bắc miền Trung (NXB. Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, 2001) cho biết chùa có tên đầu tiên là Am Tịnh Độ. Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), Chúa Nguyễn Phúc Khoát trong một dịp ngự giá ra Quảng Trị, cảm khái với cảnh trí chốn Phật đường và tiếng tăm của chùa trong dân chúng, Chúa thân thân hành ngự bút viết năm chữ “Sắc tứ Tịnh Quang Tự”, cho làm bảng sơn son thếp vàng để tặng cho chùa.
Tọa lạc ở Bàu Voi, thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, Tổ đình sắc tứ Tịnh Quang Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, là 1 điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách thập phương.
Chánh điện Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (Nguồn: internet)
Trước khi bước vào phần chính điện của chùa, du khách sẽ đi qua hàng cây rợp mát đường trồng hai bên hồ nước, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu, khoan khoái cho khách thập phương. Điện Phật tại tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang được bài trí tôn nghiêm. Điện chính giữa thờ Tam Thế Phật. Chùa có pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng nặng 2700 kg, đúc năm 1997 và chiếc trống lớn bằng da trâu, đường kính mặt trống là 165 cm. Tới chùa, đi bộ trong khuôn viên rộng rãi, thoáng mát với nhiều cây xanh rợp bóng mát, du khách sẽ có cảm giác thư thái, tĩnh lặng khi tới nơi này.
2. Chùa Long An (Làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)
Chùa Long An là một ngôi chùa cổ tại làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong với niên đại hàng trăm năm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử, ngôi chùa nhìn ra mặt sông Thạch Hãn với lối kiến trúc là phiên bản của chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên Huế là 1 điểm đến dành cho những ai muốn tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn.
Tọa lạc tại địa phận của làng Xuân An, xã Triệu Thượng huyện Triệu Phong, hướng ra dòng sông Thạch Hãn yên bình và trong xanh, chùa Long An có cổng chùa được thiết kế theo lối tam quan vọng gác, hai bên sân chùa là tượng bà Quan âm bồ tát và chuông đồng, mang lại sự uy nghiêm và tĩnh lặng cho nơi này.
Diện tích chùa Long An khá rộng và cao, gồm có chính điện, nhà thờ và nhà tăng cùng các công trình phụ trợ khác. Chính điện được làm hoàn toàn bằng gỗ, thờ bổn sư, quan âm, địa tạng, tam thế với ý nghĩa giúp chúng sinh buông bỏ những muộn phiền, tham sân si mà về với bản ngã tự nhiên nhất của con người: Vị tha, bao dung và yêu thương nhau.
Tới chùa Long An, được thăm thú ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, tìm hiểu mối liên hệ mật thiết giữa ngôi chùa nằm bên bờ sông Thạch Hãn và chùa Thiên Mụ - Thừa Thiên Huế, ngắm nhìn sông Thạch Hãn buồi hoàng hôn, mỗi du khách sẽ thấy lòng mình thư thái đến lạ kỳ.
3. Chùa Bình Trung (Làng Hà Châu, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)
Nằm ở làng Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, chùa Bình Trung hay còn được gọi là chùa Bảo Đông là một ngôi chùa có giá trị khá đặc biệt về văn hóa lịch sử của Việt Nam, và đây cũng chính là ngôi chùa thứ 3 tại Quảng Trị mà IPA muốn chia sẻ để must – go list của các bạn khi tới tham quan Quảng Trị thêm phần đầy đủ.
Chùa Bình Trung – xã Gio Châu huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị (Ảnh: internet)
Chùa Bình Trung được xây dựng tại vị trí từng là khuôn viên của một đền tháp Chăm cổ, chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam từ năm 2009.
Sử sách ghi lại răng vào thế kỷ 15, cư dân Đại Việt di cư vào làng Hà Trung đã dùng đền tháp bằng đá này làm nơi thờ Phật. Đến năm 1703, vị Tham chánh Trần Đình Ân sau khi từ chức về làng đã sử dụng khu đền tháp trung tâm để ở và tu đạo.
Ông đã cho xây một nhà bia trước sân chùa, mà ngày nay vẫn còn. Công trình xây bằng gạch và vữa vôi, hình dáng như một ngôi miếu cổ. Trần nhà bia hình vòm cuốn, mặt sau xây bít kín, ba mặt còn lại mở ba cửa vòm cuốn.
Trong nhà bia là một bia đá ghi bài thơ và bài tự do chính chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng Trần Đình Ân trên một mảnh lụa khi ông cáo quan về làng.
Ngày nay, những gì còn lại của khu đền Chăm Pa thuở xưa là các phế tích nằm rải rác trong khuôn viên chùa, đáng kể là một nền móng bằng đá. Khu vực nền tháp này có diện tích khoảng 120m2. Quan sát kỹ, du khách sẽ nhận thấy tại bậc cấp dẫn lên nền được chặm khắc hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa Chăm, trên nền còn hai trụ đá có tiết diện vuông, phía đầu trụ và bên thân có những lỗ sâu hình chữ nhật và hình vuông, dấu hiệu của những điểm khớp mộng trong quá trình xây dựng chùa ngày xưa của người Chăm pa cổ.
Bậc cấp dẫn lên nền được chặm khắc hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa Chăm. (Ảnh: internet)
Tới chùa Bình Trung, du khách sẽ được thăm quan 1 ngôi chùa là di sản văn hóa của người Chăm được người Việt kế thừa và phát triển, đồng thời là một di sản gắn với danh nhân của địa phương. Đây chính là điểm đặc biệt khiến Bình Trung trở thành 1 trong những địa điểm cần phải tới đối với những du khách khi ghé thăm các ngôi chùa tại Quảng Trị.
4. Chùa Cam Lộ (Thị trấn Cam Lộ huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị)
Cách thành phố Đông Hà 10km, giáp đường Hồ Chí Minh, đọan đi qua Cam Lộ, bên dòng sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa Cam Lộ uy nghiêm hùng vĩ với kiến trúc hài hòa, trầm mặc trên vùng đất đã từng gánh chịu nhiều khốc liệt của chiến tranh. Đây cũng là ngôi chùa đang giữ kỷ lục “Ngôi bảo tháp Giác Nhiên thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam”.
Chùa Cam Lộ (Ảnh: internet)
Bảo tháp tọa lạc tại chùa Cam Lộ có 10 tầng, cao 38m, do công đức của Phật tử đóng góp, được xây dựng vào đầu năm 2012 và khánh thành vào năm 2014, là 1 điểm nhấn trong toàn bộ kiến trúc cảnh quan của chùa, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh tới thăm quan, thưởng lãm.
5. Chùa Diên Thọ (Chùa Diên An – Làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị)
Chùa Diên Thọ tọa lạc ở làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, cách ngã ba Diên Sanh 4km và cách tỉnh lộ 8 chừng gần 500m về phía Đông bắc. Chùa thuộc hệ phái phật giáo Bắc Tông.
Một góc chùa Diên Thọ (Ảnh:internet)
Vết tích còn lại của ngôi chùa cổ ngày nay là tượng phật và bệ thờ của người Chăm mà người dân đã đào được. Còn việc nâng cấp, mở rộng ngôi chùa như hiện trạng chỉ được bắt đầu từ thế kỷ XVIII khi mà gạch ngói từ miền trong đã được đưa về Thuận Hóa để xây dựng dinh phủ và bước đầu được sản xuất tại nơi này.
Hiện nay chùa Diên Thọ còn bảo tồn nhiều pho tượng cổ bằng gỗ phủ sơn như bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, tượng Hộ Pháp... mang đậm hơi thở lịch sử và sẽ là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm hiểu về những ngôi chùa làng quê Việt Nam.