Khe Sanh - Dấu ấn của một "Điện Biên Phủ thứ 2"

Thứ tư - 15/12/2021 22:12
Chiến thắng Khe Sanh - Quảng Trị năm 1968 gây chấn động địa cầu như một Điện Biên Phủ thứ hai bởi có nhiều điểm tương đồng trong lịch sử chiến tranh cách mạng. Gần 54 năm trôi qua, mỗi khi nhắc đến Khe Sanh, người ta vẫn nhắc đến bom mìn sau chiến tranh ẩn dưới lòng đất khô cằn chờ phát nổ, và nhiều hơn cả là Tà Cơn, Làng Vây – Đường 9 Khe Sanh, những địa danh lịch sử đã  làm nên một “Điện Biên Phủ thứ 2”.
Sân bay Tà Cơn hôm nay là địa chỉ đỏ cho các em học sinh tìm đến (Ảnh: Bích Liên)

Trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, Tà Cơn - Khe Sanh được Quân đội Mỹ thiết lập căn cứ mang tên căn cứ Khe Sanh với hy vọng ngăn chặn được sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam của Quân đội nhân dân Việt Nam, cắt được đường mòn Hồ Chí Minh. Những năm 1965 - 1966, Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng Khe Sanh thành cứ điểm lớn nhất trong tuyến phòng thủ Đường 9. Khe Sanh cùng với Làng Vây, Tà Cơn trở thành 3 mắt thần của hàng rào Mc. Namara. Tại đây, trải qua 170 ngày đêm vây lấn, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh thiệt hại nặng quân đoàn III thủy quân lục chiến và sư đoàn không Kỵ số 1 của Mỹ, phá hủy 197 máy bay, 78 xe tăng, xe thiết giáp, đập tan ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ, phá vỡ một mảng tuyến phòng ngự thép ngăn chặn ở địa đầu Nam Việt Nam. Cả thế giới biết đến Khe Sanh như là “Điện Biên Phủ thứ hai” hay là  chốn “địa ngục trần gian” theo cách nghĩ của lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.

Đến Khe Sanh, Làng Vây, sân bay Tà Cơn hôm nay, sẽ không còn nhiều dấu tích của một chiến trường ác liệt như lịch sử vẫn từng nhắc đến, không còn chiến trường ngỗn ngang bom đạn hay hệ thống sân bay kiên cố và hiện đại mà Mỹ đã mang đến đây, song những gì còn sót lại và những câu chuyện của một thời máu lửa vẫn khiến con người ta, dù là ở thế hệ nào, dù là con người của dân tộc nào đi nữa cũng tò mò và  muốn được tìm hiểu. Theo chân anh Nguyễn Viết Minh, hướng dẫn viên du lịch tại Sân bay Tà Cơn, chúng tôi được tìm hiểu thêm về “Dấu ấn của một Điện Biên Phủ thứ  2” tại Quảng Trị. Năm 1964, tướng Wiliam Westmoreland đã sang miền Nam, ngay lp tức, ông ta thị sát Đường 9 – Quảng Trị và đặc biệt quan tâm đến Tà Cơn – Khe Sanh. Theo tướng Westmoreland,  nếu quân đội Mỹ không đến Khe Sanh thì vô tình mở cửa cho quân giải phóng tiến vào miền Nam. Ông ng ý, hệ thống đường mòn HCM là một trong nhng con đường vô cùng quan trọng. Chính vì vậy năm 1966, 28 nghìn lính thủy đánh bộ, 17 nghìn lính miền Nam Cộng hòa đến Đường 9, 17 căn cứ liên hoàn xây dựng từ Cửa Việt đến Làng Vây, tại Tà Cơn đã có 6680 lính thủy đánh bộ dưới sự chỉ huy trực tiếp của đại tá David... và một đại đội bảo an của  chính quyền Sài Gòn, xây dựng một sân bay chiến cỡ lớn, đường băng của sân bay dài khoảng 2km lát băng hàng nghìn tấm bia nhôm máy bay vận tải C130 đáp cuống được ngay lập tức, Tà Cơn trở thành tâm điểm. Ngoài ra Mỹ xây dựng 2 căn cứ bổ trợ là quận l Hướng Hóa, thị trấn Khe Sanh bây giờ và căn cứ đặc biệt Làng Vây. Làng Vây, Hướng Hóa, Tà Cơn tạo thành một  thế tam giác liên hoàn án ngữ ngay trên bình nguyên Khe Sanh, cho nên quân đội Mỹ đặt tên tập đoàn cứ điểm Khe Sanh.

 
Một góc sân bay Tà Cơn hôm nay, xung quanh sân bay là "cánh đồng điện gió" thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm (Ảnh: Bích Liên)
         
Và từ Tà Cơn, để kiểm soát trục phía Tây hệ thống của Đường mòn Hồ Chí Minh, Làng Vây cũng được xem như chốt kiểm soát của Mỹ, mục đích để ngăn chặn, không cho quân chủ lực của ta hành quân về Quốc lộ 9 trước khi đổ quân về đồng bng hoặc tiến quân vào miền Nam. Để phá tan âm mưu này, lần đầu tiên xe tăng của Quân đội nhân dân Việt Nam xuất hiện tại Làng Vây với những trận đánh hiệp đồng các binh chủng diễn ra. Tại đây, 23h30 ngày 6/2/1968 những phát súng đầu tiên của tiểu đoàn xe tăng 198 trung đoàn 203 nã pháo vào cứ điểm Làng Vây. Đây là trận chiến đấu hiệp đồng binh chủng đầu tiên có xe tăng tham gia của quân đội ta. Sự xuất hiện của những chiếc xe tăng quân đội nhân dân Việt Nam đã khiến quân địch bất ngờ, chỉ trong một đêm toàn bộ quân địch ở cứ điểm làng Vây đã bị tiêu diệt hoặc bắt sống.

Khe Sanh, Làng Vây, Sân bay Tà Cơn, những cái tên từng được lịch sử nhắc đến là chiến trường khốc liệt đạn bom. Tại đây, Mỹ đem đến những gì hiện đại nhất, tốt tân nhất. Tuy nhiên, những thứ được gọi là tối tân và hiện đại đó hiện diện trong cuộc chiến phi nghĩa đã không thể thắng được tinh thần của những con người chính nghĩa. Có những con người chân chất, giản dị đã trở thành những người chiến thắng trong cuộc chiến này.

Cựu chiến binh Hồ Bắc ở thôn Xa Re, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa. Ông là một trong những người có mặt trong cuộc chiến giành lại bình yên cho quê hương mình. Gần 80 tuổi, chiến tranh lấy đi của ông một mắt trái, nhiều vết thương vẫn còn in hằn trên cơ thể, song ông luôn cho rằng, mình là người may mắn... May mắn vì được sống, được trở về nhìn thấy cuộc sống nhiều đổi thay, và may mắn vì mỗi ngày, ông vẫn có thể trở lại chiến trường xưa cùng đồng chí đồng đội ôn lại quá quá khứ hào hùng mà tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất lửa, rồi chính mình góp một phần công sức, máu xương để đổi lấy hòa bình, đem lại màu xanh cho mảnh đất ấy... Ông Hồ Bắc nói rằng: Chiến tranh khốc liệt đã tôi luyện ý chí của những thanh niên như chúng tôi. Những thanh niên thời chúng tôi, khi quê hương, đất nước bị xâm lược,  chúng tôi sẵn sàng ra trận, sẵn sàng cầm súng chiến đấu, hy sinh để giành lại độc lập, tự do cho quê hương, cho dân tộc mình...

Lịch sử đã chứng minh, không phải bằng thứ vũ khí hiện đại nào, họ chiến thắng bằng chính tình yêu quê hương, đất nước, bằng sự yêu chuộng hòa bình và bằng chính  tấm lòng quả cảm của con người Việt Nam.

Đã có một Điện Biên Phủ thứ 2 tại Khe Sanh, đã có một thời máu và nước mắt thấm đẫm để đổi lấy màu xanh trên mảnh đất này. Nơi mảnh đất từng bị bom đạn chiến tranh cày xới, những địa danh từng được thế giới biết đến, Khe Sanh – Tà Cơn – Làng Vây sau hơn 53 năm đã khoác lên mình diện mạo mới và là là địa chỉ đỏ cho nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến. Chiến dịch đường 9 - Khe Sanh  - “ Trận Điện Biên Phủ thứ 2” và chiến thắng của nó vẫn là chủ đề để cả thế giới bàn luận. Nơi một thời được ví là vùng đất lửa, đến cả ngọn cỏ cũng khó có thể giành lấy sự sống cho mình cũng là nơi hun đúc ý chí và sức mạnh của một thế hệ người Việt Nam quả cảm, những người sống với lý tưởng lớn, biết cống hiến và không ngại hy sinh.

 
Toàn bộ sân bay Tà Cơn nhìn từ trên cao (Ảnh: Bích Liên)
         
Ngày 9-7-1968, Khe Sanh và cả một vùng rộng lớn nơi biên giới Việt - Lào được giải phóng. Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa đã tạo niềm tin vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Riêng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hướng Hóa hôm nay vẫn nhắc đến quá khứ, một quá khứ với nhiều vết tích của chiến tranh, nhưng không phải để khơi gợi lại ni đau mà để thêm trân trọng và tri ân, lấy đó làm động lực xây dựng cuộc sống mới, để vững vàng và tự tin bước tiếp chặng đường tiếp theo trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

 

Tác giả bài viết: Bích Liên (Bài viết dự thi Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Quảng Trị trong tôi năm 2021)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây