Với vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày 16/9/2015) và đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016). Khu kinh tế ven biển Đông Nam có tổng diện tích: 23.792 ha, bao gồm 17 xã, thị trấn thuộc 3 huyện: Triệu Phong, Hải Lăng và Gió Linh - tỉnh Quảng Trị.
Với mục tiêu xây dựng thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững, là trung tâm thu hút về đầu tư, trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực;… Khu kinh tế Đông Nam kết nối với tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây dài 1.450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ Myanmar, Thái Lan, Lào đến Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và là cửa ngõ hướng ra biển Đông qua cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy. Có giao thông thuận lợi cả đường bộ, đường biển, đường sắt.
Điện khí là một trong những dự án động lực của khu kinh tế, đã thu hút hơn 55 ngàn tỷ của các Tập đoàn quốc tế, làm cho khu vực này sắp tới là điểm nóng về các siêu dự án.
Ngày 26/9 vừa qua, tập đoàn Đại chúng TPI Polene Power Thái Lan - Một trong 6 tập đoàn lớn nhất Thái Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOA) với UBND tỉnh Quảng Trị về đầu tư và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
Hai bên nhất trí phối hợp nghiên cứu, hợp tác phát triển các dự án về Tổ hợp hóa dầu, công nghiệp phát triển điện khí từ nguồn khí trong nước và nhập khẩu; Xây dựng sân bay Quảng Trị theo mô hình PPP (hợp tác công-tư); triển khai cảng biển nước sâu; Công nghiệp phụ trợ, cơ sở sản xuất nội thất từ gỗ rừng trồng và Điện gió trên mặt biển… Nhà máy điện khí công suất 1.350MW được TPI Thái Lan đầu tư tại Khu Kinh tế Ðông Nam Quảng Trị với số vốn lên đến 55 ngàn tỷ đồng
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực miền Tây Hàn Quốc đang xúc tiến đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 2, với công suất và số vốn đầu tư tương tự như Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị 1. Trong khi đó, Công ty Gazprom của Nga đang triển khai đầu tư nhà máy điện khí với công suất 340MW. Nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng đã và đang khảo sát, tìm hiểu đầu tư vào Khu kinh tế ven biển Đông Nam như: Công ty TNHH Daewon của Hàn Quốc; Liên doanh các nhà đầu tư quốc tế: VSIP của Singapore, Amata của Thái Lan, Sumitomo của Nhật Bản, Korea Land & Housing Corporation của Hàn Quốc… đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị, năng lượng, cảng biển.
Trước cơ hội đón đầu hàng ngàn chuyên gia, quản lý cấp cao và công nhân trình độ cao đến Việt Nam làm việc; các tập đoàn Bất động sản cũng nhanh chóng nhập cuộc vào Quảng Trị đặc biệt là khu vực ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy nhằm phát triển các sản phẩm Bất động sản nghỉ dưỡng và giải trí, phục vụ và khai thác du lịch biển đảo, hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng đột biến cho vùng đất giàu tiềm năng này. Thống kê sơ bộ, nửa đầu năm 2019, Quảng Trị sẽ bùng nổ với 6 dự dự án cung ứng ra thị trường gần 3.000 căn hộ, villa với các tên tuổi như tập đoàn như FLC, TTC, AE Corp, TMS, Pagas, Apec Corp, Ánh Dương Group …
Việc năng lượng sản xuất với mức giá rẻ sẽ thúc đẩy sản xuất công nghiệp, gia tăng sự vận hành của nền kinh tế, đồng thời sẽ giúp nhiều quốc gia giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn điện nhập khẩu.
Những dự án của các tập đoàn trong và ngoài nước sẽ khiến Quảng Trị nhanh chóng lột xác trong thời gian ngắn, trở thành những thị trường mới nổi phát triển đầy tiềm năng, đem lại cơ hội lớn cho các nhà đầu tư tiên phong.
Cuối tháng 12/2018, tỉnh Quảng Trị vẫn đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng Khu kinh tế ven biển Đông Nam. Khu kinh tế ven biển Đông Nam là nơi ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Tỉnh có những chính sách rất hấp dẫn khi đầu tư vào khu kinh tế này như: Tiền thuê đất được miễn giảm 11 – 14 năm, ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, giá thuê đất, cho nhà đầu tư lựa chọn địa điểm triển khai dự án…