1. Chùa Sắc Tứ
Với một bề dày lịch sử, chùa Sắc Tứ là một trong những ngôi tổ đình có mặt sớm nhất và trở thành trung tâm Phật giáo của tỉnh Quảng Trị. Tổ Đình Sắc Tứ Tịnh Quang, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Am Tịnh Độ, Tịnh Quang hay chùa Sắc Tứ.
Trải qua bao lần bể dâu, bao phen binh đao, đạn lửa đã làm cho ngôi chùa từng bị tàn phá, thế nhưng đây vẫn là chốn tâm linh nương náu cho tâm hồn và đức tin của người dân địa phương. Tọa lạc ở Bàu Voi, thôn Ái Tử, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, vào năm 1991, Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang được Bộ Văn hóa Thông tin chính thức xếp hạng là di tích cấp quốc gia hạng A1.
Trong khuôn viên chùa có pho tượng Đức Phật Thích Ca khổng lồ bằng đồng nặng 2.700 kg và chiếc trống lớn bằng da trâu đường kính 165 cm. Bên cạnh đó, bốn bức tượng khỉ đá nơi vườn chùa thể hiện những giáo lý nhà Phật là điểm nhấn riêng của ngôi chùa này.
Hàng năm cứ đến ngày 18 tháng 2 âm lịch, lễ hội giỗ Tổ đình lại được tổ chức rất quy mô, đạt tầm lễ hội lớn tại khu vực, thu hút sự tham gia đông đảo của nhiều tăng ni, phật tử từ nhiều địa phương trong cả nước. Đây là một trong những lễ hội được đông đảo nhiều du khách gần xa quan tâm và tạo dấu ấn sâu sắc trong mỗi người khi đến với mảnh đất Quảng Trị.
2. Chùa Cam Lộ
Chùa Cam Lộ toạ lạc bên dòng sông Hiếu thơ mộng, cách thành phố Đông Hà 10km về phía Tây, thuộc địa phận thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Khi đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa uy nghiêm, hùng vĩ với lối kiến trúc hài hòa, trầm mặc trên vùng đất đã từng gánh chịu nhiều khốc liệt của chiến tranh.
Chốn thiền linh này đã trở thành địa điểm quen thuộc của hàng ngàn phật tử cùng Nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị trong các dịp lễ, Tết. Hiện chùa đang giữ kỷ lục “Ngôi bảo tháp Giác Nhiên thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam”.
Tòa bảo tháp này có 10 tầng, cao 38m, do công đức của Phật tử đóng góp, được xây dựng vào đầu năm 2012 và khánh thành vào năm 2014, là 1 điểm nhấn trong toàn bộ kiến trúc cảnh quan của chùa, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh tới thăm quan, thưởng lãm. Khi đến ngôi chùa này, du khách sẽ phải trầm trồ vì vẻ đẹp, sự hoành tráng của chốn tu tâm này chẳng thua kém gì so với những ngôi chùa của ở miền Bắc nước ta.
3. Chùa Bình Trung
Chùa Bình Trung hay còn được gọi là chùa Bảo Đông nằm ở làng Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đến chùa Bình Trung, du khách sẽ được tham quan một ngôi chùa là di sản văn hóa của người Chăm được người Việt kế thừa và phát triển, đồng thời là một di sản gắn với danh nhân của địa phương, vì vậy đây chắc hẳn là địa điểm các bạn phải đến khi đến thăm vùng đất thiêng Quảng Trị.
Chùa được xây dựng tại vị trí từng là khuôn viên của một đền tháp Chăm cổ, do đó, những dấu ấn của lối kiến trúc Chăm pa vẫn còn lưu lại nơi chốn đền thiêng ngày nay.
Sử sách ghi lại rằng vào thế kỷ 15, cư dân Đại Việt di cư vào làng Hà Trung đã dùng đền tháp bằng đá này làm nơi thờ Phật. Đến năm 1703, vị Tham chánh Trần Đình Ân sau khi từ chức về làng đã sử dụng khu đền tháp trung tâm để ở và tu đạo.
Ông đã cho xây một nhà bia trước sân chùa, mà ngày nay vẫn còn. Công trình xây bằng gạch và vữa vôi, hình dáng như một ngôi miếu cổ. Trần nhà bia hình vòm cuốn, mặt sau xây bít kín, ba mặt còn lại mở ba cửa vòm cuốn.
Trong nhà bia là một bia đá ghi bài thơ và bài tự do chính chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng Trần Đình Ân trên một mảnh lụa khi ông cáo quan về làng.
Những gì còn lại của khu đền Chăm Pa trong hiện trạng ngày nay là các phế tích nằm rải rác trong khuôn viên chùa, đáng kể là một nền móng bằng đá. Khu vực nền tháp này có diện tích khoảng 120m2. Nếu để ý kỹ, du khách sẽ nhận thấy tại bậc cấp dẫn lên nền được chạm khắc hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa Chăm, trên nền còn hai trụ đá có tiết diện vuông, phía đầu trụ và bên thân có những lỗ sâu hình chữ nhật và hình vuông, dấu hiệu của những điểm khớp mộng trong quá trình xây dựng chùa ngày xưa của người Chăm pa cổ.
Những bức tường, rêu phong cũ kỹ là nguyên trạng của dấu mốc thời gian với bao biến thiên của lịch sử các nền văn hóa. Vì những giá trị đặc biệt, năm 2009, chùa đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.
4. Chùa Long An
Thuộc địa phận làng Xuân An, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chùa Long An là một ngôi chùa cổ với niên đại lên đến hàng trăm năm. Hướng mặt ra dòng Thạch Hãn yên bình và trong xanh, chùa Long An mang đậm lối kiến trúc theo phiên bản của chùa Thiên Mụ – Thừa Thiên Huế. Với diện tích khá rộng nằm trên khu đất cao, ngôi chùa gồm có chính điện, nhà thờ và nhà tăng cùng các công trình phụ trợ khác. Cổng chùa được thiết kế theo lối tam quan vọng gác, hai bên sân chùa là tượng bà Quan âm bồ tát và chuông đồng, mang lại sự uy nghiêm và tĩnh lặng cho nơi này. Chính điện được làm hoàn toàn bằng gỗ, thờ Bổn sư, Quan âm, Địa tạng, Tam thế với ý nghĩa giúp chúng sinh buông bỏ những muộn phiền, tham sân si mà về với bản ngã tự nhiên nhất của con người: Vị tha, bao dung và yêu thương nhau.
Một buổi sớm mai được dạo bước trong khuôn viên của chốn tâm linh thơ mộng có tuổi đời hàng trăm năm này và tìm hiểu mối liên hệ mật thiết giữa ngôi chùa này và chùa Thiên Mụ của xứ Huế hay ngắm nhìn ngôi chùa lấp lánh trong ánh hoàng hôn buông trên dòng Thạch Hãn chắc hẳn sẽ khiến mọi người tìm được sự thư thái và tươi mới trong tâm hồn mình.
5. Chùa Diên Thọ
Nằm ở làng Diên Sanh, xã Hải Thọ, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chùa Diên Thọ (hay còn được gọi là chùa Diên An) là một địa điểm tâm linh thu hút được sự tập trung chú ý của người dân huyện Hải Lăng, cũng như Nhân dân Quảng Trị. Cách ngã ba Diên Sanh hơn 3 km về phía Đông Bắc, chùa Diên Thọ thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông.
Với những vết tích còn lại ngày nay, chùa mang nhiều dấu ấn của người Chăm cổ như tượng Phật và bệ thờ của người xưa mà người dân đã đào được. Chùa được nâng cấp và mở rộng như hiện trạng bắt đầu từ thế kỷ XVIII khi mà gạch ngói từ miền trong đã được đưa về Thuận Hóa để xây dựng dinh phủ và bước đầu được sản xuất tại nơi này.
Hiện nay, khi đến ngôi chùa này, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều pho tượng cổ bằng gỗ phủ sơn được bảo tồn cẩn thận ở đây như bộ tượng Tây Phương Tam Thánh, tượng Hộ Pháp… mang đậm hơi thở lịch sử, văn hóa vùng miền. Đây hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm hiểu về những ngôi chùa đặc trưng cho văn hóa làng quê Việt Nam.
6. Chùa Phước Bảo
Chùa Phước Bảo được các Phật tử thành lập vào những năm đầu lên đây lập nghiệp theo diện tản dân 1975 nên rất tạm bợ. Năm 2006, ĐĐ. Thích Từ Luận được Ban Trị sự THPG Quảng Trị bổ nhiệm về đảm nhiệm trụ trì trông coi chùa, hướng dẫn bà con Phật tử tu tập đúng theo đúng Hiến chương của GHPGVN trên vùng biên giới. Chùa nằm ở trung tâm thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Chùa Phước Bảo là một ngôi chùa đẹp và linh thiêng, được nhiều người dân địa phương và du khách thập phương đến viếng thăm.
Chùa Phước Bảo được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của Việt Nam, với mái ngói đỏ, tường gạch vàng và cột gỗ lim. Trong chùa có nhiều tượng Phật, Bồ Tát và các vị thánh khác. Chùa cũng có một thư viện lớn với nhiều sách kinh Phật.
Chùa còn là nơi tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện như quyên góp sách vở, lúa gạo cho các bà con khó khăn trên địa bàn và các buổi cầu siêu để động khích lệ tinh thần các sỹ tử trước các cuộc thi quan trọng.
Chùa Phước Bảo là một nơi thanh tịnh và yên bình, là nơi người dân địa phương và du khách thập phương đến để cầu nguyện, tìm sự bình an cho tâm hồn. Chùa cũng là một địa điểm du lịch văn hóa, góp phần quảng bá hình ảnh của Quảng Trị đến với du khách trong và ngoài nước.
8. Chùa An Đôn
Chùa An Đôn là một ngôi chùa cổ kính và linh thiêng nằm ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Được biết chùa An Đôn có mặt hơn 200 năm, trải qua bao cuộc bể dâu, ( nên chưa tìm được một sử liệu nào đầy đủ. ) Năm 2008 ĐĐ Thích Tâm Quang về đảm nhận trụ trì ( mấy viên ngói vỡ ) cùng với thực lực là các cụ già làng An Đôn, vậy mà thầy đã làm được một việc tưởng chừng như không tưởng, ngày 30/10/2010, Thầy và các Phật tử quyết định khởi công đặt đá trùng tu lại ngôi phạm vũ. Chùa An Đôn có kiến trúc đẹp mắt, hài hòa với cảnh quan xung quanh. Trong chùa có nhiều tượng Phật, Bồ Tát và các vị thánh khác được thờ cúng trang nghiêm. Chùa An Đôn là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Quảng Trị, thu hút hàng ngàn du khách đến thăm viếng mỗi năm.
Chùa cũng thường cuyển tôt chức các hoạt động thiện tâm như trao nhà tình thương, phiên chợ 0 đồng để quyên góp ủng hộ người có gia cảnh khó khắn và các buổi lễ phật pháp để nhắc nhở các sỹ tử phải luôntrau dồi phẩm chất đạo đức, tự hoàn thiện bản thân.
Đến chùa An Đôn, du khách sẽ được hòa mình vào không gian thanh tịnh, yên bình của chùa. Du khách cũng có thể tham gia các hoạt động lễ hội như lễ hội Phật đản, lễ hội Vu Lan,... tại chùa. Chùa An Đôn là một địa điểm lý tưởng để du khách tìm đến để cầu nguyện, tìm sự bình an cho tâm hồn.