Vẻ đẹp của Hệ thống giếng cổ Gio An Quảng Trị

Thứ năm - 24/10/2024 05:27
Hệ thống giếng cổ ở xã Gio An, huyện Gio Linh (Quảng Trị) do người Chăm cổ xây dựng cách đây khoảng 1800 năm tuổi và được người Việt giữ gìn cho đến ngày nay. Hệ thống giếng cổ Gio An là một “di sản sống”, kết hợp hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và bảo tồn – phát huy giá trị di sản. Bảo tồn không gian bao quanh cũng là bảo tồn di tích.
Toàn cảnh giếng cổ Gio An
 
Chạy dọc con đường 75, hơn 7 km nối từ quốc lộ 1 lên đến địa phận xã Gio An, huyện Gio Linh, hòa mình vào không khí trong lành, du khách sẽ lạc giữa mướt mát những vườn cao su xanh ngát. Men theo đường nhựa giữa những làng xóm trù phú chỉ hơn 2 km nữa, sẽ thấy những hệ thống dẫn nước cổ xưa uốn lượn giữa những vườn rau mát mắt vô cùng độc đáo. Đó chính là công trình kiến trúc khai thác nguồn nước ngầm của người xưa mà người dân quen gọi là “giếng cổ Gio An”. Đây là hệ thống dẫn thủy cổ của các thế hệ người Chăm xưa sáng tạo nên, sau đó được người Việt tiếp thu và giữ gìn.
Nét độc đáo của giếng cổ Gio An nằm ở cấu trúc cấu ba vòng tròn bằng đá được đẽo gọt, sắp xếp công phu và “con mắt” mạch nguồn được dùng đá theo kết cấu âm dương từ lòng núi, sau đó dẫn nước ra. Đây là sáng tạo kỹ thuật khai thác nước độc đáo của người xưa, thể hiện trình độ xếp đá điêu luyện trong quá trình ngăn dòng, lập bể, khai mương để tận dụng những mạch nước ngầm tự nhiên từ triền đồi ở những độ cao khác nhau nhằm phục vụ cuộc sống.

 
Giếng Trạng ở thôn An Nha
 
Hệ thống giếng cổ Gio An hiện có 14 giếng, gồm: Côi, Dưới, Búng, Trạng, Đào (thôn An Nha); Gái 1, Gái 2, Nậy (thôn An Hướng); Tép, Ông, Bà, Gai (thôn Hảo Sơn); Máng (thôn Long Sơn) và Pheo (thôn Tân Văn). Các giếng cổ hầu hết đều nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ xưa đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, vẫn trong xanh và mát lạnh. Hệ thống giếng cổ được tạo thành nhờ vào kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Hệ thống giếng cổ ở Gio An là minh chứng cho lối ứng biến thông minh của con người trước thiên nhiên, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đất. Năm 2001, hệ thống giếng cổ Gio An được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Thời gian tới hệ thống giếng cổ Gio An vào chuỗi du lịch huyện Gio Linh. Tour du lịch Quảng Trị thăm quan Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn-Giếng cổ Gio An-Biển Cửa Việt-Tượng đài quân bưu Dốc Miếu-Đôi bờ di tích Hiền Lương, Bến Hải. Đây là tuyến du lịch mũi nhọn và kỳ vọng việc đưa Gio An là một điểm đến về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng Quảng Trị trong tương lai.

 
Du khách tham quan hệ thống Giếng cổ Gio An
 
Hiện nay ngoài việc đầu tư tôn tạo hệ thống giếng cổ, xã Gio An cũng đã tập trung bảo tồn và phát huy các kiến trúc có tại địa phương. Đặc biệt phát triển các sản phẩm đặc sản địa phương, gắn với xây dựng nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm đặc sản của địa phương gồm: Rau xà lách xoong, khoai từ, khoai tía, khoai lang, gà đồi, tinh bột nghệ, hồ tiêu… Ngày càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước bắt đầu đến thăm quan hệ thống giếng cổ Gio An, thưởng thức đặc sản địa phương.
Ngoài ra, du khách đến đây hãy hưởng thức một trong những sản vật của vùng đất Gio An, đó là rau liệt hay còn gọi là rau cải xoong, xà lách xoong. Về với Gio An, du khách thưởng thức các món ngon từ loại rau vốn chỉ quen với sự “sạch sẽ” này. Loại rau này rất khó trồng, chỉ mọc được ở những nơi sạch sẽ, có nguồn nước chảy trong sạch và mát lành. Từ rau liệt, người dân Gio An đã tạo ra khá nhiều món ăn đặc sắc và truyền thống của vùng đất, để người Quảng Trị đi xa phải mang theo tận hồn quê xứ sở đi đến khắp mọi miền Tổ quốc: Rau liệt xào thịt bò, rau liệt trộn thịt bò, rau liệt trộn trứng gà, rau liệt trộn bánh lọc, salad rau liệt dâu tây, salad rau liệt ngũ sắc, canh rau liệt nấu tôm tươi, rau liệt xào tỏi, ... làm mê hoặc du khách khi thưởng thức.

 
Thương hiệu rau Liệt Gio Linh ngày càng có tiếng trong và ngoài tỉnh
 
Hệ thống giếng cổ là một loại hình di tích quý hiếm có giá trị, là tài nguyên du lịch sinh thái độc đáo và tinh tế do người Chăm sáng tạo và được người Việt giữ gìn cho đến ngày nay. Về với Giếng cổ Gio An, du khách cũng được hòa mình vào không gian tuyệt đẹp ở những cánh đồng hoa hướng dương, lưu lại những hình ảnh kỷ niệm, cùng xem mô hình vườn sâm Bố Chính. Đây cũng được xem là “điểm nhấn” để phát triển du lịch cộng đồng, thu hút du khách đến với du lịch cộng đồng Gio An Quảng Trị. “Di sản của Gio An là nước, là con người, là sự nhân hậu. Nếu tìm ra được một đối cực nào đấy cho sự bất hòa của trời đất, trong đời sống hiện tại ở đây thì thực tình hiếm hoi chứ đừng nói đến con người…Còn giếng cổ Gio An, với mạch nguồn hơn mấy ngàn năm lịch sử vẫn thế.

Tác giả bài viết: Phan Hoài An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây