Cổng thông tin Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị

https://ipa.quangtri.gov.vn


Tiềm năng du lịch sinh thái trên bề mặt đỉnh núi ở Quảng Trị

Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Về nội dung du lịch sinh thái là loại hình tham quan, thám hiểm, đưa du khách đến môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Theo hiệp hội Du lịch sinh thái Anh thì “Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Theo đó du lịch sinh thái là loại hình du lịch đặc biệt tổng hợp các mối quan tâm cảm giác nhiều đến môi trường thiên nhiên và tìm đến những vùng thiên nhiên nhiều tiềm năng về môi trường sinh thái để cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội, sức khoẻ và hưởng thụ, khám phá những cái mới, cái lạ, cái đẹp và sự trong lành của thế giới tự nhiên , tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hoà đồng giữa con người với thiên nhiên, môi trường đồng thời hành động có ý thức trách nhiệm làm cho thiên nhiên môi trường bền vững, phong phú phục vụ trở lại lợi ích của con người cả ở hiện tại và tương lai.
 
image 20191231141403 1
Thảm thực vật đặc trưng núi rừng Quảng Trị
 
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Về nội dung du lịch sinh thái là loại hình tham quan, thám hiểm, đưa du khách đến môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Theo hiệp hội Du lịch sinh thái Anh thì “Du lịch sinh thái là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

Địa hình Quảng Trị có sự khác biệt đáng kể so với các tỉnh phía Bắc, đó là đường biên giới quốc gia không còn nằm trùng với đường phân thủy của dãy Trường Sơn nữa. Đường phân thủy này nằm sâu vào lãnh thổ Việt Nam với những nét đặc trưng: Hai khối núi cao trên 1.700m nằm gần đối xứng qua khu vực phân thủy thấp nhất của dải Trường Sơn - Khe Sanh. Trên địa hình cao trên 1.000m, đặc biệt là trên 1.500m, sự phân hóa khí hậu theo đai cao đã tạo nên các dạng cảnh quan độc đáo với hệ thực vật quý hiếm trên lãnh thổ Việt Nam. Tại khu vực phân thủy thấp nhất ở Khe Sanh, đỉnh có dạng phẳng do được hình thành trên lớp phủ dung nham núi lửa được phun lên trong giai đoạn Đệ tứ cũng tạo nên nét đặc thù của vùng. Các khối núi và bề mặt đỉnh có giá trị đặc biệt cho du lịch sinh thái của Quảng Trị gồm Động Voi Mẹp, Động Ba Lê và bề mặt đỉnh Khe Sanh.

Động Voi Mẹp: Voi Mẹp là đỉnh núi cao nhất tỉnh Quảng Trị (1.739m) với các đá xâm nhập granit, granodiorit. Sự nâng cao địa hình theo chiều cao đã tạo ra hai vành đai thực vật theo nhiệt độ (với sự giảm nhiệt độ theo chiều cao khoảng 0,5 - 0,60C/100m).

Vành đai nhiệt đới < 800m: Nhiệt độ trung bình > 200C, mùa lạnh dài dưới 5 tháng (từ tháng 10 đến tháng 3), mùa khô khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Về sinh khí hậu thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông mát. Nhiệt độ tháng lạnh nhất có thể hạ xuống dưới 150C.

Vành đai á nhiệt đới > 800m đến 1.600m với nhiệt độ trung bình năm < 200C, mùa lạnh kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, nhiệt độ tháng thấp nhất ở độ cao 1.600m có thể dưới 70C. Vành đai này thuộc khí hậu á nhiệt đới ẩm với mùa khô < 3 tháng.

Khu vực đỉnh: với khí hậu đặc biệt, có thể xếp vào khí hậu ôn đới ẩm với nhiệt độ trung bình năm < 150C, nhiệt độ tháng thấp nhất < 50C quanh năm ẩm với sương mù và gió lạnh.

Đặc trưng của cụm du lịch sinh thái này là sự độc đáo của cảnh quan sinh thái phân dị theo đai cao với sự khác biệt giữa cảnh quan đông Trường Sơn và tây Trường Sơn.

Trên đỉnh khối núi Động Voi Mẹp còn bảo tồn các bề mặt san bằng cao 1400 – 1600m. Bề mặt có diện tích không rộng lắm, song có vỏ phong hoá dày. Sự bảo tồn các mảnh sót của mặt san bằng với vỏ phong hoá dày đặc đã tạo điều kiện cho việc hình thành các hồ nước tự nhiên tại đỉnh của khối núi này. Đây là nét độc đáo mà các điểm du lịch sinh thái trên độ cao tại Bạch Mã, Bà Nà không có được.

Trên sườn và đỉnh của khối núi Động Voi Mẹp còn bảo tồn được lớp phủ rừng nguyên sinh khá đa dạng. Sự phân dị theo đai cao của thực vật đã tạo nên sự độc đáo của khu rừng này. Tại độ cao 900 – 1000 m xuất hiện phổ biến thông và trên độ cao 1400m là sự xuất hiện Trúc.

Từ độ cao 1.500m trở lên địa hình luôn dốc, đất mỏng có lớp mùn đen, gió thổi luôn mạnh và thường xuyên mưa, nhiệt độ thấp. Thảm thực vật đặc trưng bởi loài tre nhỏ Sặt mọc thuần loài, sít nhau với chiều cao từ 1m đến 1,5m. Các loài cây gỗ nhỏ có Thông tre, Hoàng đàn , Giổi, Linh bắc bộ, Chân chim Kom Tum… chúng có độ cao khoảng 3m đến 4m, tạo thành một vành đai bên ngoài thảm Sặt.

Các loài cây bụi, cỏ và dây leo có Chè, Mua lông, Kiết bạc, Kiết ráng, Cương, Cỏ môi, Dum mang, Riềng, Cỏ hoa đá… mọc dưới tán cây Sặt. Giá trị du lịch của thảm thực vật ở khu vực động Voi Mẹp: Các khu rừng có cấu trúc còn khá nguyên vẹn, thay thế nhau theo độ cao của địa hình như rừng kín cây lá rộng nhiệt đới ẩm, rừng cây lá rộng xen lẫn cây lá kim á nhiệt đới ẩm, quần xã sặt ở đỉnh núi là các quần thể rất có giá trị. So với khu bảo tồn ở Bạch Mã, rừng lá kim và quần thể Sặt cùng với các điều kiện gió to, ẩm ướt ở đây điển hình hơn. Các cây Du sam có kích thước khổng lồ cũng là một điểm hấp dẩn của tuyến du lịch. Thêm nữa, rừng thứ sinh với ưu thế Sau sau ở độ cao từ 500m đến 600m với hình dáng đẹp cũng là một quần thể ít thấy ở khu vực Bắc Trung bộ.

 
/uploads/xuc-tien-du-lich/2019_12/image.png
Kiểu rừng rậm nhiệt đới đặc trưng dưới chân Động Voi Mẹp
 
Thảm thực vật ở khu vực Voi Mẹp khá đa dạng về kiểu loại. Tại vùng thấp có rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm và các kiểu trảng cây bụi, trảng cỏ thứ sinh, rừng tre nứa. Tại vùng cao có rừng kín cây lá rộng xen lá kim á nhiệt đới ẩm và các kiểu thứ sinh của nó như trảng cây bụi, trảng cỏ. Ở độ cao trên 1.300m có rừng á kim và tại đỉnh núi có quần thể Sặt đặc trưng cho điều kiện sinh thái đặc biệt. Thảm thực vật trồng tập trung tại vùng thấp có Lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp và quần xã cây trồng trong dân cư.

Sự thay thế tuần tự các kiểu thảm thực vật theo độ cao địa hình, sự hiện diện của rừng lá kim, quần xã đặc biệt ở đỉnh núi với các điều kiện sinh thái đặc biệt cũng như các giá trị sinh thái, phong cảnh, văn hóa của vùng có thể xây dựng một tuyến du lịch sinh thái hấp dẫn.

Động Ba Lê: Là một đỉnh núi thuộc phân thuỷ của dải Trường Sơn, nằm ở phía Đông – Đông Nam Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Có thể tiếp cận núi này từ khu vực xã Húc Nghì trên đường Hồ Chí Minh, đi ngược suối A Chò và lên đỉnh qua các sườn vách dốc từ phía Tây.

Núi Ba Lê có độ cao khoảng 1000 – 1200m. Núi có dạng phân bậc rõ ràng, phía thấp, giáp với suối A Chò là bề mặt đỉnh thoải cao 500 – 600m, phần đỉnh là bề mặt san bằng khá rộng. Địa hình bậc thấp cấu tạo bởi đá viến chất hệ tầng A Vương và các đá xâm nhập thuộc phức hệ Hải Vân là thành phần chính của phần đỉnh núi. Các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Đakrông tuổi Jura – Kreta dọc suối A Chò tạo nên địa hình Cuesta (núi đơn nguyên) cũng tạo nên một cảnh quan đặc biệt của khối núi đá Ba Lê.

Các bề mặt san bằng trên địa hình phân thuỷ cao 1000 – 1200m tại núi BaLê đã tạo nên ở đây điều kiện cho việc hình thành một khu du lịch nghỉ dưỡng có giá trị. Các mặt bằng tại đây đủ diện tích để xay dựng các khu nghỉ dưỡng, các công trình công cộng khác trong l khu du lịch. Trên độ cao này, nhiệt độ vào mùa hè đã hạ đi 6 – 80c so với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình ở đây chỉ dao động từ 18 – 200c. Đó là nhiệt độ thích hợp với các khu nghỉ mát.

Núi Ba Lê nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tại đây có tính đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang chứa nhiều bí ẩn cuốn hút khách du lịch đến khám phá. Việc thiết kế tuyến du lịch lên đỉnh núi là du lịch sinh thái - mạo hiểm, Trong tương lai, khi khu du lịch này phát triển, có thể xây dựng hệ thống cáp treo từ đỉnh 552m bên bờ trái suối A Chò lên đỉnh 1005m

Khe Sanh: Đây là khu vực có độ cao tuyệt đối thấp nhất của đỉnh Trường Sơn, đây có đầy đủ các điều kiện để trở thành một điểm du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Khác với những khu vực phân thủy khác, hầu hết cấu tạo bởi các đá rắn chắc có tuổi địa chất tương đối cổ. Khe Sanh lại được cấu tạo bởi dung nham bazan mới được trào ra từ lòng đất trong kỷ Đệ tứ. Đây cũng là một nét độc đáo của Khe Sanh. Chính phun trào bazan đã tạo nên ở đây một bề mặt đỉnh tương đối bằng phẳng, một cao nguyên trên độ cao tuyệt đối 450m đến 500m với lớp đất đỏ bazan màu mỡ.

 
/uploads/xuc-tien-du-lich/2019_12/image_1.png
Bình nguyên Khe Sanh nhìn từ Sân bay Tà Cơn
 
Khác với bề mặt cao nguyên Gia Lai - Kom Tum có độ cao chỉ lớn hơn một chút (500m - 600m), nằm trong một vùng trũng thì Khe Sanh lại nằm trên đường phân thủy. Đặc điểm này đã tạo nên tính độc đáo về cảnh quan sinh thái của Khe Sanh. Sườn tây của bề mặt cao nguyên này nghiêng thoải xuống thung lũng sông Sê Pôn tại Lao Bảo, sườn đông dốc hơn nghiêng xuống các nhánh suối của sông Đakrông.

Trên bề mặt cao nguyên bazan, từ bao đời nay, người dân đã khai thác để trồng cây cà phê và các vườn cây trái mang lại thu nhập cao.

Nằm trong một quần thể các tài nguyên du lịch tự nhiên và đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng đã khẳng định Khe Sanh là một trung tâm du lịch quan trọng của tỉnh.

Tác giả bài viết: Hải Quang

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây