Hội nghị “Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - Cam kết đối với ngành nông, lâm, thủy sản, cơ hội cho Việt Nam và những điều cần lưu ý”.

Thứ năm - 31/10/2019 22:41
Ngày 28/10/2019, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Sở Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - Cam kết đối với ngành nông, lâm, thủy sản, cơ hội cho Việt Nam và những điều cần lưu ý”.
image 20191101095234 1

Tham dự và trình bày các chuyên đề tại hội nghị có Bà Nguyễn Sơn Trà, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương; Bà Nguyễn Thùy Linh, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương. Tham gia dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo, cán bộ các Sở, Ban ngành địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
 
image 20191101095234 2
Toàn cảnh Hội nghị
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam. Hiệp định được chính thức ký kết vào ngày 08/03/2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê. Việt Nam chúng ta đã thực hiện phê chuẩn ngày 12/11/2018 và có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.

Tham gia CPTPP, Việt Nam đã lần đầu tiên thực hiện nhiều cam kết liên quan đến thương mại quốc tế như cắt giảm thuế nhập khẩu của gần 100% dòng thuế, xóa bỏ thuế xuất khẩu; cam kết đối với hoạt đọng mua bán chính phủ; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; vấn đề môi trường, thương mại điện tử;... và còn rất nhiều những cam kết quan trọng khác.

Hiệp định CPTPP mang đến nhiều tính hiệu tích cực cho nền kinh tế nước ta: tăng xuất khẩu ở nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường lần đầu có FTA (sự tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2018 so với 7 tháng năm 2019 đối vơi Ca-na-đa và Mê-hi-cô lần lượt là 33.11% và 23.30%); tổng nhập khẩu giảm;... Bên cạnh đó, việc tham gia hiệp định CPTPP còn đem lại cho chúng ta nhiều thách thức. Có thể kể đến như là: tỉ lệ tận dụng ưu đãi của CPTPP còn chưa cao; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, v.v... Và đặc biệt nhất trong số đó chính là tỷ lệ doanh nghiệp hiểu biết về các cam kết trong CPTPP còn nhiều hạn chế. Theo một khảo sát của VCCI năm 2018 thì chỉ 27% doanh nghiệp hiểu sơ lược về CPTPP và số doanh nghiệp hiểu tương đối kỹ về CPTPP chỉ là 2%.

Các chuyên gia đã mang đến cho đại diện các doanh nghiệp cũng như các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương thông tin tổng quan về Hiệp định CPTPP, những cam kết, tác động và các quy tắc xuất xứ của Hiệp định CPTPP đối với ngành nông, lâm, thủy sản.

Hội nghị đã góp phần giúp cho doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với Hiệp định CPTPP với những ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng có liên quan, giải thích đưa ra các điểm tích cực tiêu cực mà doanh nghiệp phải đối mặt trong thời gian sắp tới khi Việt Nam thực hiện Hiệp định CPTPP. Bên cạnh đó, hội nghị cũng giúp các cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, khó khăn thách thức của mình trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài (với cơ chế doanh nghiệp có thể khiếu kiện cơ quan quản lý nhà nước).

Tác giả bài viết: Trần Xuân Huấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây